"Hãy theo đuổi đam mê thành công sẽ đuổi theo bạn"  Gọi Hoán nhé: 0906050528
Thiết kế website
Mật ong hoa vải nguyên chất
Công dụng của mật ong hoa vải
Chuyên cung cấp Loa tại sài gòn
Dịch vụ Visa
Tỏi ngâm mật ong
Nhiếp ảnh việt nam
Bất động sản 5g
Linh kiện Laptop giá sỉ

Đường cong tạo hình nghệ thuật

Đường cong tạo hình nghệ thuật
Nếu biết kết hợp đặc tính của các đường nét, bức ảnh bạn chụp sẽ tăng giá trị lên thêm vài phần.
 Một trong các yếu tố tạo nên sự thành công hay thất bại của một bức ảnh chính là đường nét tạo nên bức ảnh đó. Những đường cong đầy nữ tính của người mẫu, đường xoay vòng của cầu thang hay một đường nét cấu trúc độ sộ của một cột trụ trong bảo tàng hoặc sân bay… dù khác nhau về hình dáng kích thước, nhưng đều có một điểm chung là nếu nổi bật, hấp dẫn và đẹp, thì bức ảnh chứa chúng cũng sẽ đạt hiệu ứng như vậy. Nếu không, ảnh sẽ mất đi sự hoàn hảo của một khuôn hình.
 
Có 8 loại đường cơ bản trong cấu trúc ảnh: ngang, dọc, chéo, đường cong hình chữ C, cong hình chữ S, dạng vòm, dạng vòng tròn và dạng vòng xoáy. Mỗi một loại đều tạo nên những bức ảnh độc đáo riêng và tùy từng phong cách của mỗi tay máy mà đường cong nào sẽ được chọn lựa.
 

Đường cong chữ S

 

Tấm ảnh chụp một đụn cát ở Nambia. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Tấm ảnh chụp về một đụn cát ở Namibia uốn cong hình chữ S. Một trong những lý do đụn cát hay được chụp chính nhờ những đường cong tuyệt đẹp được tạo thành từ những viền cát. Loại đường này sẽ càng nổi bật khi được chụp vào thời điểm bình minh hay hoàng hôn bởi lúc này màu sắc của cát sẽ rực rỡ nhất và không bị chói gắt. Đây vốn là chủ đề yêu thích của các nhiếp ảnh gia phong cảnh.
 

Đường cong chữ S từ cổ thiên nga. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Đối với các nhiếp ảnh gia động vật, đường chữ S đôi khi cũng được tạo thành từ hình dáng của các loài trong tự nhiên, như cổ thiên nga.
 

Đường cong chữ C

 

Bờ hồ Superior (Wisconsin, Mỹ). Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Đường cong dạng chữ C cũng có thể tạo cảm giác mạnh cho bức ảnh. Ví dụ, trong bức ảnh chụp bờ hồ Superior (Wisconsin, Mỹ) bằng ống Canon góc rộng 16-35 mm, hiệu ứng mở rộng đường cong cho cảm giác ấn tượng hơn so với góc nhìn thông thường.
 

Đường xoắn

 

Cầu tháng xoắn trong bảo tàng Vatican. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Kiểu cầu thang xoắn ốc như trong ảnh trên cũng là một ví dụ hữu hiệu về việc đường nét có thể tạo nên tính hấp dẫn cho bức ảnh. Đây là cầu thang xoắn trong bảo tàng Vatican, một trong những kiến trúc xoắn ấn tượng nhất, được chụp với tiêu cự rộng 16 mm nhằm đẩy trường ảnh rộng và xa hơn, tạo hiệu ứng xoắn ốc sâu và đẹp mắt.
 

Đường tròn

 

Mái vòm của nhà thờ Egar. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Các đường tròn đôi khi cũng có thể tạo nên một ý tưởng nào đó cho bức ảnh, như bức ảnh về mái vòm của nhà thờ Egar, Hungary. Đường tròn không chỉ làm nổi bật những bức họa tiết kỳ vỹ trên trần nhà mà còn cùng với các đường cong vòm xung quanh tạo thành một cấu trúc cân xứng hoàn hảo tôn thêm cho vẻ đẹp của mái vòm trung tâm.
 

Tấm vải đầy màu sắc tại Hungary. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Hay như bức ảnh chụp một tấm vải đầy màu sắc tại Hungary. Vẻ đẹp được tôn lên nhờ những họa tiết hoa tròn xoay xung quanh trung tâm.
 

Mái vòm

 
Mái vòm vốn vẫn được ngưỡng mộ về vẻ đẹp đặc trưng của nó. Đường cong của những cổng vòm lấp đầy bức tường của một tòa nhà như mang âm hưởng của đấu trường La Mã cổ đại Coloseum (ảnh một), hay một mái vòm tại một mảnh sân trước nhà (ảnh hai). Mái vòm còn được biến tấu trong một kiểu đặc trưng nơi Ấn Độ với hai người mẫu ngồi bên khung cửa (ảnh ba) hay kiểu vòm trong vòm của một cổng đá tự nhiên (ảnh bốn).
 

Đường kết hợp

 

Mái của kim tự tháp tại bảo tàng Luvre (Pháp).
 
Các đường ngang, dọc, chéo khi kết hợp với nhau cũng tạo nên những hiệu ứng bất ngờ cho bức ảnh, ví như bức ảnh chụp mái của kim tự tháp bằng kính tại bảo tàng Luvre. Toàn bộ bức ảnh là một câu chuyện về các đường nét.
 

Đài tưởng niệm Cát trắng (New Mexico, Mỹ). Ảnh: Jim Zuckerman.
 
Tương tự, bức ảnh chụp tại Đài tưởng niệm Cát trắng (New Mexico, Mỹ)cũng tạo một ấn tượng đặc biệt với trọng tâm được tạo thành nhờ những đường chéo của đụn cát và sự tương phản giữa bầu trời đêm và nền cát trắng.
 

Ảnh lá cọ. Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Bản thân riêng các đường chéo đôi khi mình nó cũng có thể có sức mạnh riêng của mình, như trong bức ảnh lá cọ. Bức ảnh tạo một sự cân xứng cả về hình dáng lẫn màu sắc như thể được vẽ nên dù thực tế nó chỉ là một chiếc lá bắt nguồn trong thiên nhiên.
 

Nhà hát Walt Disney ở Los Angeles (Mỹ). Tác giả: Jim Zuckerman.
 
Các kiến trúc hiện đại đôi khi cũng bộc lộ được cá tính để tạo nên một bức ảnh đặc sắc như trong bức chụp nhà hát Walt Disney ở Los Angeles (Mỹ). Các hình khối kiến trúc thường tạo ra những đường nét hoặc độc đáo và nguy nga, hoặc duyên dáng và quyến rũ tùy thuộc vào góc bấm máy của các nhiếp ảnh gia.
Địa chỉ: Tòa nhà CBD -  125 Đồng Văn Cống - Thạch Mỹ Lợi - Tp. Thủ Đức (Q.2)
Điện thoại: 0906050528
Email: [email protected]
Theo Số Hóa