"Hãy theo đuổi đam mê thành công sẽ đuổi theo bạn"  Gọi Hoán nhé: 0906050528
Thiết kế website
Mật ong hoa vải nguyên chất
Công dụng của mật ong hoa vải
Chuyên cung cấp Loa tại sài gòn
Dịch vụ Visa
Nhiếp ảnh việt nam
Tỏi ngâm mật ong
Bất động sản 5g
Linh kiện Laptop giá sỉ

Bố cục tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

Bố cục tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh
Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đã đền Parthenon.
 Như hình bên phải, tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:
 
 
 
Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:
 
 
 
Đến thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ và kiến trúc sư bắt đầu tính toán và xây dựng sao cho các tác phẩm của họ xấp xỉ tỷ số vàng, đặc biệt là trong hình chữ nhật vàng - tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn chính là tỷ số vàng. Các nhà toán học đã nghiên cứu tỷ số vàng vì tính độc đáo cũng như các đặc tính lý thú của nó.

Những nghiên cứu về một tỉ lệ đẹp giữa các cạnh của các hình khối cơ bản như hình vuông, chữ nhật, tam giác….đã được xem xét và xây dựng từ rất lâu trong lịch sử của con người. Trở về thời kì của Ai Cập cổ đại, hay sau này như Greek, Roman, các công trình còn lại đã cho loài người hiện đại một cái nhìn về lịch sử phát triển của khoa học hình khối mà cho tới nay chúng ta vẫn không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng các tòa kim tự tháp hay các đền thờ cổ xưa này. Các công trình này không những chỉ lớn về mặt kích thước mà còn tạo ra các cảm giác rất dễ chịu và cân bằng với người thưởng thức. Qua các nghiên cứu và đánh giá tỉ mỉ, người ta thấy rằng có một “tỉ lệ vàng” đã được các nhà điêu khắc, xây dựng, mỹ thuật áp dụng rất triệt để và hiệu ứng nó mang lại là rất rõ ràng, đó là tỉ lệ vàng. Tỉ lệ vàng được diễn tả 1 cách toán học như sau:
 
 

Giá trị Pi này xấp xỉ khoảng 1.6

 
Hình nhữ nhật trên cho chúng ta hình ảnh về một tổ hợp các hình vuông với các tỉ lệ vàng giữa các cạnh, diện tích. Hình vuông có cạnh 34 sẽ lớn hơn hình vuông có cạnh 21 là 1.6 lần. Tương tự như vậy, hình vuông sẽ có diện tích 21 sẽ lớn hơn hình vuông có cạnh là 13 là 1.6 lần. Tiếp tục chia nhỏ như vậy chúng ta sẽ có một hình như sau.
 
 
Đường xoắn ốc tiếp xúc với tất cả các cạnh của các hình vuông này(các cạnh là các số 34, 21, 13, 8,5 3, 2, 1 thuộc chuỗi Fibonnaci) được gọi là đường cong Fibonnaci.
 
Nếu không kể tới việc sử dụng đường cong và tỉ lệ này bởi con người thì trong tự nhiên cũng có rất nhiều vật được cấu trúc theo tỉ lệ này, điển hình nhất là vỏ ốc, một số loài cây, hình ảnh các cơn bão…





 
 Trong thiết kế, con người đã vận dụng triệt để hiệu ứng dễ chịu mà đường cong và tỉ lệ này mang lại trong các thiết kế cầu đường, nhà ở, sản phẩm, logo….

 




Hay trong hội họa như


 
 
Đặc biệt trong thiết kế ngày nay, một phần tuân thủ các nguyên tắc này mà sản phẩm của Apple luôn ưa nhìn và hợp lý hơn:
 


 

Thậm chí là tháp Rùa

 
 
Và trong nhiếp ảnh, chúng ta đã quá quen thuộc với tỉ lệ 1/3, nó cũng mang 1 tỉ lệ gần đúng với tỉ lệ vàng, khi áp dụng được tỉ lệ vàng và đường xoắn ốc này vào nhiếp ảnh, bức ảnh sẽ trở nên dễ nhìn và thu hút hơn nhiều, tạo cảm giác vừa vặn, thoải mái cho người xem
 




 
 
 

Trong nhiếp ảnh có một câu nói gây nhiều tranh luận: “Luật được tạo ra là để phá“. Tuy nhiên để phá được thì chúng ta phải biết được luật trước đã. Nếu không đủ tự tin để phá bố cục thì các luật bao giờ cũng là các kim chỉ nam an toàn cho mọi bức ảnh.
 

Chúc mọi người có được những bức ảnh đẹp !

 
Địa chỉ: Tòa nhà CBD -  125 Đồng Văn Cống - Thạch Mỹ Lợi - Tp. Thủ Đức (Q.2)
Điện thoại: 0906050528
Email: [email protected]
Sưu tầm từ Internet